Sơn tĩnh điện là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thực tế

Công nghệ sơn tĩnh điện chính là một trong những bước đột phá của ngành gia công cơ khí nói chung hiện nay, nhằm mang lại những giải pháp giúp duy trì sự bền bỉ và bảo vệ bề mặt sản phẩm khỏi các điều kiện tác động một cách hiệu quả. Vậy sơn tĩnh điện là gì? Và được ứng dụng ra sao? Hãy cùng Ghế Giá Rẻ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện sử dụng nguyên lý điện từ để phủ lớp màng sơn lên bề mặt các chi tiết sản phẩm. Các vật liệu kim loại có tính dẫn điện như sắt, nhôm rất thích hợp với công nghệ sơn tĩnh điện bởi lớp bột sơn mang điện tích dương còn kim loại mang điện tích âm. Do đó, khi liên kết với nhau sẽ tạo nên lớp sơn bền chặt, đồng nhất hơn.

Trên thị trường hiện nay có hai dạng sơn tĩnh điện phổ biến, mỗi loại sẽ có những đặc trưng riêng như:

  • Sơn tĩnh điện dạng khô: Hay còn gọi là sơn bột, là một dạng phun trực tiếp lên các vật liệu kim loại như sắt thép, nhôm, inox,…

  • Sơn tĩnh điện dạng ướt: Là dạng pha bột với dung môi hoặc nước để ứng dụng cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa hoặc gỗ,…

Trong đó, công nghệ sơn tĩnh điện dạng bột thường được ứng dụng phổ biến hơn bởi hiệu quả che phủ và tiết kiệm chúng mang lại.

Nguyên lý hoạt động của sơn phun tĩnh điện
Nguyên lý hoạt động của sơn phun tĩnh điện (Nguồn Internet)

Phân biệt sơn tĩnh điện và sơn truyền thống

Sở dĩ sơn tĩnh điện trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hiện nay là nhờ chúng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn các phương pháp sơn phủ thông thường khác. Chi tiết đầu tiên mà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết đó là công nghệ sơn tĩnh điện sẽ cho ra lớp sơn mịn màng, bóng loáng và màu sắc có sự đồng nhất hơn các loại sơn phủ thông thường khác. Đồng thời, công nghệ sơn tĩnh điện còn có khả năng bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi các yếu tố tác động như nguy cơ bị rỉ sét, trầy xước mà các loại sơn phủ thông thường không thể đáp ứng được.

Sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm hơn sơn phun theo cách truyền thống
Sơn tĩnh điện có nhiều ưu điểm hơn sơn phun theo cách truyền thống (Nguồn Internet)

Ưu điểm của phương pháp sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay được ứng dụng vô cùng phổ biến nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

Tối ưu chi phí

Trên thực tế, 99% sơn dư trong quá trình phun sơn có thể được tái sử dụng và không cần dùng sơn lót nên mang lại lợi ích tối về chi phí lẫn thời gian. Bên cạnh đó, giá thành của các sản phẩm sơn tĩnh điện cũng luôn ở mức rất phải chăng.

Tiết kiệm thời gian và sức người

Quy trình sơn có thể được tự động hóa đơn giản bằng cách sử dụng hệ thống súng phun sơn nên rất tiết kiệm thời gian và công sức. Sơn tĩnh điện còn giúp tạo ra lớp sơn phủ dày gấp đôi so với các loại sơn thông thường nên thành phẩm cho ra thường có tuổi thọ, độ bóng và màu sắc chất lượng hơn.

Ngoài ra, khi bột sơn tĩnh điện bám lên người hay các thiết bị khác thì cũng dễ dàng làm sạch mà không cần dùng thêm dung môi.

Giúp bảo vệ bề mặt vật liệu tốt

Lớp sơn tĩnh điện giúp cho sản phẩm có độ bền rất cao, không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết trong thời gian dài.

Không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường

Bột sơn tĩnh điện có thành phần chủ yếu là nhựa, bột màu và chất phụ gia. Đây là loại chất rắn, không dễ bay hơi trong không khí nên rất an toàn cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra, sơn tĩnh điện rất thân thiện với môi trường vì không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ và dễ dàng xử lý chất thải trong quá trình thi công.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong thực tế

Sơn tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện là chủ yếu, nên rất phù hợp với các vật liệu kim loại như đồ dùng trong gia đình và thiết bị công nghiệp, với những ứng dụng như:

  • Gia công cơ khí: Sơn kệ sắt thép, sơn hàng rào mạ kẽm, sơn khung cửa sắt, sơn cổng nhôm,…

  • Ngành công nghệ ô tô, thiết bị: Sơn khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc và các chi tiết, linh kiện khác,…

  • Ngành kiến trúc: Sơn tĩnh điện khung cửa, đồ nội thất, lan can, hàng rào, giàn giáo…

  • Thiết bị gia dụng: Sơn phủ tĩnh điện linh kiện tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng máy lạnh, máy điều hòa không khí, máy nước nóng, kệ để chén đĩa, lò vi sóng, lò nướng,…

  • Ứng dụng cho các sản phẩm nội thất văn phòng: Sơn phủ chân ghế văn phòng, khung bàn làm việc, kệ tủ hồ sơ….

Chân ghế Xoay sơn tĩnh điện
Chân ghế Xoay sơn tĩnh điện (Ảnh minh họa)
Bàn khung sắt sơn tĩnh điện
Bàn khung sắt sơn tĩnh điện – GR711 (Ảnh Ghegiare.vn)
Tủ hồ sơ sắt sơn tĩnh điện
Tủ hồ sơ sắt sơn tĩnh điện (Ảnh minh họa)

Tạm kết

Nhờ áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện nên các sản phẩm nội thất hiện nay luôn có được độ bền vô cùng vượt trội. Bên cạnh đó thì bề mặt sản phẩm cũng luôn được bóng loáng, mịn màng cùng nhiều màu sắc phong phú.  Vừa rồi là những thông tin chi tiết nhất về phương pháp sơn tĩnh điện mà ghegiare.vn muốn chia sẻ. Hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn được những sản phẩm nội thất chất lượng nhất.